Câu chuyện ngành Công nghệ thực phẩm

Nganh Cong Nghe Thuc Pham

Có một câu nói là: “Nếu bạn muốn làm 1 chiếc bánh ngon thì có thể chọn làm đầu bếp còn nếu bạn muốn làm 1000 chiếc bánh ngon cùng lúc hãy học ngành công nghệ thực phẩm”. Để quá trình sản xuất nhanh hơn, hiệu quả hơn, bảo quản được lâu hơn mình cần những dây chuyền máy móc hiện đại để công nghiệp hóa quá trình sản xuất thực phẩm. Thay vì phải ngồi ép từng trái cam để có một cốc nước cam thì ta có thể sản xuất hàng loạt các loại nước uống đóng chai và được bày bán ở các trung tâm thương mại, siêu thị thay vì chỉ được bán ở một nơi là quán nước nhà mình. Vậy hôm nay hãy cùng Agriwork tìm hiểu về ngành Công Nghệ Thực Phẩm nhé!

Cntp 1

1. Công nghệ thực phẩm là gì?

Công Nghệ Thực Phẩm là một ngành thuộc lĩnh vực công nghệ và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Hiểu một cách đơn giản, ngành Công Nghệ Thực Phẩm bao gồm bảo quản và chế biến nông sản, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm hay tạo nguyên liệu mới trong quá trình sản xuất thự phẩm.

Ngành công nghệ thực phẩm sẽ cung cấp cho ta kiến thức về:

  • Kiến thức về dinh dưỡng
  • Kiến thức về Vi sinh học thực phẩm và hóa sinh học
  • Kiến thức về công nghệ chế biến
  • Kiến thức về quản lý chất lượng
  • Kiến thức về an toàn thực phẩm và phân tích thực phẩm
  • Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về sử dụng, vận hàng dây chuyền bảo quản, dây chuyền sản xuất

Để hiểu rõ hơn bạn có thể tưởng tượng ra rằng: Khi nướng 1 chiếc bánh mì người đầu bếp dựa vào kinh nghiệm của mình để tạo ra một chiếc bánh mì ngon, màu sắc đẹp, nhưng nếu là một kỹ sư thực phẩm, các bạn không chỉ biết cách làm ra một chiếc bánh mì với lớp ruột mềm mịn bên trong, giòn tan ở lớp vỏ bên ngoài, mà còn hiểu được ruột bánh mì được hình thành như thế nào thông qua các phản ứng hóa học, tại sao vỏ bánh lại chuyển sang màu vàng nâu trong quá trình nướng. Hơn thế nữa, các bạn cũng sẽ biết cách bảo quản chiếc bánh mì hợp lý để không bị mốc hư và vẫn giữ được các giá trị dinh dưỡng của nó.

Cntp 2

2. Ứng dụng của Công Nghệ Thực Phẩm

Ứng dụng của ngành Công Nghệ Thực Phẩm là vô cùng đa dạng vì những gì liên quan đến đồ ăn, thức uống,an toàn, bảo quản thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Có thể kể đến như:

  • Cải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe của cộng đồng.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao giá trị nông sản.
  • Thúc đẩy xuất khẩu. Góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
  • Cung cấp đa dạng sản phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa lẫn du khách nước ngoài.

Các sản phẩm nổi bật như: Mì gói, bánh kẹo, sữa, đồ uống đóng chai, đồ đóng hộp, gia vị các thực phẩm hỗ trợ giảm béo,…

3. Các vị trí trong ngành Công Nghệ Thực Phẩm.

Ngành công nghệ thực phẩm là một lĩnh vực đầy tiềm năng với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể là:

  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
    • Nhân viên kiểm định chất lượng QA (Quality Assurance) là người đảm bảo rằng quá trình sản xuất thực phẩm được thực hiện đúng quy trình và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Các QA thường xuyên kiểm tra các quy trình sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng và các bản vẽ kỹ thuật để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng cách và đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
    • Ngoài ra, các chuyên viên QA còn phải đảm bảo tính nhất quán trong quy trình sản xuất và giám sát việc triển khai các quy trình kiểm soát chất lượng. Họ cũng phải lập kế hoạch lập ra kế hoạch kiểm tra chất lượng, thu thập các mẫu sản phẩm để phân tích và đánh giá chất lượng, đưa ra các phương án cải tiến khi cần thiết.

Sau Khi Truong Co The Lam Nhan Vien Kiem Dinh Chat Luong

 

  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)
    • Nghề QC (Quality Control) là vị trí giám sát trong quá trình sản xuất thực phẩm. Công việc của một chuyên viên QC là kiểm tra chất lượng của sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất và đảm bảo dản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và dinh dưỡng.
    • Các chuyên viên QC thường phải thực hiện kiểm tra về độ ẩm, độ PH, hàm lượng vi khuẩn và các chỉ số khác. Họ cũng phải giám sát quá trình sản xuất và đảm bảo rằng các quy trình được thực hiện đúng cách.

Cntp 3

  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
    • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) là người chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có. Các chuyên viên R&D thường tìm kiếm các cách tiếp cận mới để sản xuất các sản phẩm thực phẩm tốt hơn, an toàn hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
    • Các chuyên viên R&D thường phải có kiến thức về khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là kiến thức về hóa học và sinh học. Họ phải có khả năng phân tích dữ liệu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Các hoạt động của chuyên viên R&D bao gồm phát triển công thức sản phẩm, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm mới, nghiên cứu các công nghệ sản xuất mới, và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượn
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
    • Chuyên gia dinh dưỡng là người có kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng và sức khỏe con người. Các chuyên gia dinh dưỡng thường cung cấp các lời khuyên về chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho các cá nhân hoặc các tổ chức. Họ cũng có thể đưa ra các kế hoạch ăn uống cho các bệnh nhân bị bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng hoặc giúp đỡ trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến chế độ ăn uống.

Cntp 5